Cọc tiếp địa chống sét là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét. Hiệu quả và tính an toàn của hệ thống chống sét phụ thuộc gần như hoàn toàn vào bộ phận này.

 

>>> Cọc và kẹp tiếp địa Toàn Phúc

 

Cọc tiếp điạ chống sét là gì? Cấu tạo và công dụng ra sao?

Hay còn gọi là điện cực đất (tiếng anh là earth electrode), đây là một vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất, từ đó hình thành mối nối điện có hiệu quả với toàn khối đất – Theo TCVN 9358:2012.

 

cọc tiếp địa chống sét

 

Cọc tiếp địa có cấu tạo đơn giản. Nó chỉ là một thanh kim loại, một đầu được vót nhọn để cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại có đế làm bằng và ren để đóng búa tạ và để nối các dây cọc với nhau.

Cọc tiếp địa có công dụng chuyển toàn bộ lượng điện năng thừa trong quá trình chống sét ra ngoài môi trường đất xung quanh một cách an toàn.

 

Cọc tiếp địa chống sét hoạt động như thế nào?

Cọc tiếp địa có vai trò nối đất của hệ thống chống sét, giúp phân tán năng lượng thu được từ sét xuống đất. Khi có hiện tượng sét đánh, kim thu sét sẽ thu năng lượng và truyền xuống cọc tiếp địa. Cọc tiếp địa sẽ phân tán nguồn năng lượng đó xuống đất, giúp tiêu tán những tác động của sét đối với tính mạng cho con người và các thiết bị điện tử, công nghệ.

 

cọc tiếp địa chống sét

 

Có thể nói, cọc tiếp địa là bộ phận cốt lõi không thể thiếu của hệ thống chống sét, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả. Nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt, việc sét đánh vào mạng điện sẽ gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Cọc tiếp địa chống sét có mấy loại?

Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, cọc tiếp địa được chia thành nhiều loại khác nhau

Phân loại theo chất liệu có:

 

 + Cọc tiếp địa bằng đồng

Đây là loại cọc có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay. Hàm lượng đồng từ 95-99%. Đồng được sử dụng thường là đồng vàng hoặc đồng đỏ. Giá thành của loại cọc chất liệu này có giá thành khá cao.

 

 + Cọc tiếp địa thép mạ đồng

Loại cọc này có lõi bên trong làm bằng thép, bên ngoài phủ một lớp đồng khá mỏng, hàm lượng đồng thấp. Chất lượng của loại cọc này hầu hết phụ thuộc vào đặc tính của lõi thép và độ dày lớp mạ đồng.

 

 + Cọc tiếp địa thép mạ kẽm

Loại cọc này được làm từ thép chất lượng cao nhúng kẽm nóng.

Phân loại theo hình dạng cọc có:

– Cọc tiếp địa thanh tròn đặc: quy cách từ D14 – D20: ưu điểm là nhẹ, dễ dàng thi công nên được khá phổ biến trong các công trình nhỏ nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt.

– Cọc tiếp địa thanh chữ V có độ dày lớn (V50 ~ V70): bản to, diện tích tiếp xúc đất lớn. Đây là loại cọc tiếp địa dùng cho các nhà xưởng và ở những khu vực dễ cháy nổ như trạm xăng, trạm điện…

Mỗi loại cọc có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính mà chọn loại cọc cho thích hợp.

 

Để được tư vấn mua cọc tiếp đất chống sét, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

 

Hot line: 0906304438Hoặc: CÔNG TY CP – SX – TM TOÀN PHÚC

  • Địa chỉ: Số 17 KBT Tuyết Anh, Ấp 3, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, Tp. HCM
  • VPKD: Số 182 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
  • XSX : Số 182 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi

Email: toanphuc.elec@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *