Việc đo điện trở cọc tiếp địa là khâu vô cùng cần thiết trước khi xác định hệ thống tiếp địa cho công trình đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chuẩn an toàn theo TCVN.
>>> Cọc và kẹp tiếp địa
Vì sao cần phải đo điện trở cọc tiếp địa?
Việc đo điện trở là khâu vô cùng cần thiết trước khi xác định hệ thống tiếp địa cho công trình đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chuẩn an toàn theo TCVN.
Trong điều kiện lý tưởng, bạn sẽ tìm thấy một vị trí có điện trở đất lý tưởng (thấp và tương đối đồng đều) để có thể đóng các cọc tiếp địa tại đó.
Tuy nhiên, trong điều kiện đất kém, thành phần đất, độ ẩm và nhiệt độ sẽ tác động đến điện trở suất của đất, đất hiếm khi đồng nhất. Lúc này điện trở của đất cũng sẽ thay đổi theo vị trí độ sâu khác nhau, tùy theo tính chất của tầng đất dưới và độ sâu của mực nước ngầm. Việc đo điện trở cọc tiếp đất lúc này sẽ giúp bạn khắc phục việc lắp đặt hệ thống tiếp địa phức tạp.
Phương pháp đo điện trở cọc tiếp địa
Phương pháp đo điện trở được sử dụng phổ biến nhất hiện na là kỹ thuật đo ba điểm (3P-Fall-Of-Potential). Phương pháp này sử dụng ba cọc điện cực bao gồm một cọc chính và hai cọc thử nghiệm độc lập về điện.
Công thức tính điện trở suất của đất
ρ = 2 π AR
ρ : điện trở suất trung bình ở độ sâu A (Đơn vị: ohm/cm)
π : 3,1616.
A : khoảng cách giữa các điện cực tính bằng cm.
R : giá trị điện trở (Đơn vị: Ω)
Cách đo điện trở cọc tiếp địa bằng máy đo điện trở
Ngoài phương pháp đo điện trở trên, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng máy đo điện trở để kiểm tra điện trở cọc tiếp địa.
* Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN
– Bật công tắc chọn vị trí “BATT. CHECH”
– Ấn giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp Pin.
– Điều chỉnh kim trên đồng hồ chỉ ở vị trí “BATT. GOOD” để đảm bảo máy hoạt động chính xác.
* Bước 2: Đấu nối các dây nối
– Cắm 2 cọc bổ trợ như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5~10m, cọc 2 cách cọc 1 từ 5~10m.
– Dây màu xanh dài 5m kẹp vào điểm đo.
– Dây màu vàng dài 10m, dây màu đỏ dài 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
* Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất
– Bật công tắc chọn vị trí “EARTH VOLTAGE”
– Ấn giữ nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất.
Để kết quả đo được chính xác thì điện áp đất không được lớn hơn 10V.
* Bước 4: Kiểm tra điện trở đất
– Bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất.
+ Nếu điện trở cao >1200Ω thì đèn OK sẽ không sáng, khi đó ta cần kiểm tra lại các đầu đấu nối.
+ Nếu điện trở nhỏ, kim đồng hồ sẽ gần như không nhích khỏi vạch “0”. Lúc này bạn bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω sao cho phù hợp để có thể dễ đọc được trị số điện trở trên đồng hồ.
* Bước 5: Đánh giá kết quả đo
Điện trở tiếp địa được đánh giá theo tiêu chuẩn quy định.
– Lưới 110 kV trở lên có dòng chạm đất lớn hơn 500 A thì Rnđ £ 0,5 W.
– Lưới trung áp có công suất £ 1000 kVA thì Rnđ £ 4 W
– Cột điện Rnđ £ 10 W.
Trên đây là một số phương pháp đo điện trở cọc tiếp địa – một trong những bước quan trọng trong lắp đặt hệ thống cọc tiếp địa chống sét cho công trình thực tế hiện nay.
Hot line: 0906304438Hoặc: CÔNG TY CP – SX – TM TOÀN PHÚC
- Địa chỉ: Số 17 KBT Tuyết Anh, Ấp 3, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, Tp. HCM
- VPKD: Số 182 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
- XSX : Số 182 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
Email: toanphuc.elec@gmail.com