Khoảng cách cọc tiếp địa phải tuân thủ theo tiêu chuẩn chống sét Việt Nam. Trường hợp hạn chế diện tích có thể điều chỉnh cho phù hợp trong điều kiện cho phép.

 

>>> Cọc và kẹp tiếp địa

 

Tìm hiểu tiêu chuẩn hệ thống tiếp địa chống sét và khoảng cách cọc tiếp địa

Hệ thống tiếp địa bao gồm các cọc điện cực được chôn hoặc đóng trực tiếp xuống đất. Chiều dài cọc sẽ khoảng từ 1,2-2,5m, liên kết cùng nhau với nhau qua mạng dây dẫn (cáp dẫn) để tạo hệ thống tiếp địa, thích hợp cho từng đối tượng, tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể.

Hiện nay, nước ta đang áp dụng tiêu chuẩn tiếp địa chống sét TCVN 9385:2012. Tiêu chuẩn đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng. Kể cả các trường hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, những công trình tạm bằng kết cấu khung thép. Trong tiêu chuẩn cũng đã quy định cụ thể khoảng cách cọc tiếp địa khi thi công lắp đặt cọc tiếp địa. Theo đó, khoảng cách an toàn giữa hai cọc phải bằng khoảng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Trong trường hợp diện tích không đủ có thể đóng cọc gần hơn nhưng không được thấp hơn 1 lần chiều dài cọc. Sau khi thi công, toàn bộ hệ thống cọc và dây nối phải nằm hoàn toàn trong đất và cách đất một khoảng lớn.

 

Vì sao cần phải tuân thủ khoảng cách cọc tiếp địa trong thi công hệ thống chống sét?

Cọc tiếp địa là bộ phận cốt lõi quyết định hiệu quả chống sét của cả một hệ thống. Thế nên, việc thi công lắp đặt hệ thống cọc tiếp địa cực kỳ quan trọng, cần phải tuân thủ quy định tiêu chuẩn chất liệu, kích thước và khoảng cách cọc tiếp địa. Điều này sẽ giúp tránh được tối đa những sự cố gây thiệt hại do sét gây ra, cũng như những ảnh hưởng đến công trình ngầm và giao thông trong khu vực.

 

Các khoảng cách khác cần tuân thủ trong thi công cọc tiếp địa

Khi đào rãnh hoặc khoan giếng tiếp đất phải đảm bảo rãnh đào sâu khoảng từ 6cm – 8cm, chiều rộng khoảng từ 3cm-5cm.

 

khoảng cách cọc tiếp địa

 

Đối với những nơi hạn chế về mặt bằng thi công phải sử dụng phương pháp khoan giếng, đảm bảo đường kính giếng khoan khoảng từ 50mm – 80mm, sâu từ 20m – 40m.

Đóng cọc sâu cho đến khi đỉnh cọc cách rãnh đáy khoảng từ 1cm-1,50cm.

 

Cách chọn cọc tiếp địa

Bạn có thể lựa chọn loại cọc tiếp địa làm từ chất liệu thép mạ đồng, cọc đồng nguyên chất hoặc cọc thép mạ kẽm. Đường kính tối thiểu của cọc tiếp địa là phi 14 hoặc phi 16, chiều dài 2,4m trở lên.

Số lượng cọc tiếp địa tùy thuộc vào đặc điểm địa chất của từng vùng. Sau khi lắp đặt cọc tiếp địa cần đảm bảo điện trở của đất nhỏ hơn 10Ω.

Hy vọng qua những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khoảng cách cọc tiếp địa trong thi công hệ thống chống sét. Để được tư vấn mua cọc tiếp địa, vui lòng liên hệ với Toàn Phúc Electric theo các hình thức:

 

 

Hot line: 0906304438Hoặc: CÔNG TY CP – SX – TM TOÀN PHÚC

  • Địa chỉ: Số 17 KBT Tuyết Anh, Ấp 3, Xã Bình Mỹ, Huyện Củ Chi, Tp. HCM
  • VPKD: Số 182 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
  • XSX : Số 182 Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi

Email: toanphuc.elec@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *